“Chúng ta phải biết trân trọng thất bại” là những gì John Sculley, cựu Chủ tịch của Apple, chia sẻ khi được hỏi về Steve Jobs cũng như những thăng trầm của Apple.
John Sculley đến Apple với mục đích ban đầu là phụ trách việc tiêu thụ các sản phẩm của hãng cũng như kích thích doanh số của máy Apple 2 - nguồn thu duy nhất của công ty vào thời điểm đó.
Cùng lúc, Steve Jobs đang ráo riết chuẩn bị cho sự ra mắt của máy Macintosh. Mac ra đời và thất bại thảm hại khiến Steve vô cùng thất vọng. Ông đưa ra ý kiến muốn Apple sử dụng tiền làm marketing cho máy Apple 2 chuyển sang phục vụ cho Mac và giảm giá máy xuống còn 500 USD. John cực lực phản đối ý tưởng này của Steve và cho rằng điều này sẽ làm Apple phải chịu lỗ. John và Steve cuối cùng đã có những buổi thuyết trình trước hội đồng quản trị của Apple để thuyết phục ban lãnh đạo về hướng đi của mình.
Mike Markkula, Phó chủ tịch Apple tại thời điểm đó, được chỉ định để phụ trách vấn đề giữa Steve và John. Cuối cùng, John chính là người thuyết phục được Mike và hội đồng quản trị đã buộc Steve phải thôi giữ chức tổng phụ trách mảng Macintosh. Mặc dù vẫn giữ chức chủ tịch, song hơn 4 tháng sau, Steve Jobs quyết định từ chức.
John nói, mỗi khi nhìn lại những gì đã xảy ra, ông vẫn cho rằng việc bất cứ công ty nào để người sáng lập phải ra đi đều là một sai lầm lớn. Apple không phải ngoại lệ. John cũng chia sẻ, nếu ông nắm rõ hơn về cách làm việc của Jobs, ông sẽ tìm ra một giải pháp tốt hơn nhiều việc để Jobs ra đi. Thực tế cho thấy, Steve Jobs đã trở thành một tượng đài tại nước Mỹ cũng như khắp thế giới.
Từ trái qua phải : Steve Jobs, John Sculley và Steve Wozniak. Ảnh : Macrumors.
“Chúng ta phải học cách trân trọng thất bại”
Đối với John Sculley, Steve Jobs luôn luôn là thiên tài cũng như một người có tầm nhìn vượt thời đại. Song, vào thập kỉ 80, Steve chưa phải là một nhà quản lý có kinh nghiệm. Sau khi rời Apple, Steve Jobs sáng lập ra NeXT và tiếp tục không thành công. Tuy nhiên, Jobs đã vô cùng khôn khéo khi biến NeXT thành một công ty phần mềm rồi bán lại cho Apple với giá 400 triệu USD.
Việc làm này thực sự đã cứu sống Apple bởi công ty đang rất cần một hệ điều hành tốt. Đề cao các tiêu chí về trải nghiệm người sử dụng, thiết kế…. Vấn đề của Steve Jobs luôn là “nên loại bỏ yếu tố nào” thay vì “nên thêm vào cái gì”. Steve Jobs thừa nhận sau khi rời khỏi Apple, ông mắc thêm nhiều những sai lầm khác. Song, ông đã học được rất nhiều điều từ những sai lầm này và cuối cùng đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho mọi người trên tòan thế giới.
Trong 10 năm tại vị của John, Apple đã tăng giá trị gấp 10 lần - từ 800 triệu thành 8 tỷ USD. John rời Apple khi công ty sở hữu số tiền mặt lên tới 2 tỷ USDcũng như đang là công ty phần cứng lớn nhất thế giới. Apple ra mắt thiết bị cầm tay Newton, mặc dù không thành công về mặt thương mại song công ty cũng kịp thu về 800 triệu USD thông qua việc bán những công nghệ bên trong mỗi chiếc Newton, mà cụ thể là bộ xử lý ARM.
John bị Apple sa thải bởi nhất quyết không đồng ý đăng ký bản quyền đối với công nghệ trên. Ông cho rằng việc làm này sẽ khiến công ty phá sản. Apple vẫn bảo thủ với quyết định của mình và lâm vào tình trạng khó khăn vô cùng, cho tới khi Steve Jobs quay trở lại. Việc đầu tiên Steve làm, đó là hủy bỏ việc đăng kí bản quyền cho bộ xử lý ARM cũng như rất nhiều các sản phẩm rồi tái tạo lại cấu trúc của công ty.
John chia sẻ: "Rất nhiều những người thành đạt ngày hôm nay đã phải trải qua những thất bại cay đắng. Trân trọng và học hỏi từ thất bại là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi vì, mặc dù chúng ta có thể có kinh nghiệm về các thất bại, không có nghĩa là chúng ta có thể ngăn ngừa được chúng!".
Theo Zing.vn
Post a Comment